0908 904 934

Category

Tin Tức Trang Chủ

Những ký hiệu chữ cái trên biển số ô tô không phải ai cũng biết

Theo trung tâm đăng kiểm, có thể nhận diện loại ô tô qua ký hiệu chữ cái biển số để xác định thời hạn kiểm định.
Kiểm định xe có biển số TĐ ở một trung tâm đăng kiểm tại TP.HCM

Theo các trung tâm đăng kiểm, khi áp dụng thủ tục đăng kiểm cho xe ô tô đang lưu hành đều được căn cứ trên giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm để phân loại xe, chu kỳ đăng kiểm định của phương tiện.

Quy định tại Thông tư 70/2015 của Bộ GTVT về kiểm định xe cơ giới, các xe kinh doanh vận tải có chu kỳ kiểm định ngắn hơn so với xe không kinh doanh; xe đã sử dụng được nhiều năm có chu kỳ đăng kiểm ngắn hơn so với xe mới. Chẳng hạn, hiệu lực của giấy chứng nhận đăng kiểm xe chở người đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải (đã sản xuất đếm 7 năm) trong lần đăng kiểm đầu tiên là 30 tháng, sau đó là 18 tháng; còn xe kinh doanh vận tải có có hiệu lực 18 tháng, sau đó 6 tháng/lần.

Cũng theo các đăng kiểm viên, từ ký hiệu chữ cái trên biển số đăng ký của phương tiện có thể nhận diện xe đó thuộc đối tượng nào. Chẳng hạn, biển số xe ngoài ký hiệu các chữ số, có chữ cái LD là cấp cho xe của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, xe thuê của nước ngoài, xe của công ty nước ngoài trúng thầu.

Ký hiệu DA cấp cho xe của các ban quản lý dự án do nước ngoài đầu tư; Ký hiệu HC cấp cho xe ô tô phạm vi hoạt động hạn chế; TĐ cấp cho xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước, được triển khai thí điểm; Ký hiệu T cấp cho xe đăng ký tạm thời, xe bốn bánh loại nhỏ có biển D là xe tải VAN có 2 chỗ ngồi…

Theo đó, giấy chứng nhận và tem đăng kiểm xe biển số xe ô tô có ký hiệu HC khác với xe thông thường, ghi rõ loại xe trên không được phép tham gia giao thông công cộng, không phải đóng phí bảo trì đường bộ và chỉ được phép lưu thông trong phạm vi phạm chế; Xe VAN không được lắp ghế ngồi hàng phía sau; Biển số xe TĐ được áp dụng kiểm định theo quy định tại Thông tư 86/2014 của Bộ GTVT về điều kiện xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế.

Năm 2021 phải thông xe tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông

Đến năm 2020, cả nước sẽ có thêm 654 km đường cao tốc Bắc – Nam

Sáng 21-2, tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị “Triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án Xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020” với sự tham gia của các bộ, ngành và 13 tỉnh, thành phố liên quan.

Đầu tư trên 118.000 tỉ đồng

Tuyến cao tốc này là dự án (DA) trọng điểm quốc gia, thực hiện theo Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22-11-2017 của Quốc hội. Trước mắt, sẽ đầu tư 11 DA cho tuyến này, gồm: 3 DA đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và 8 DA theo hình thức đối tác công – tư. Tổng chiều dài của 11 DA là 654 km, tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỉ đồng, đi qua 13 địa phương, gồm: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long.

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết đã hoàn thành việc phê duyệt 11 DA trên. Đầu quý II sẽ khảo sát thiết kế, cắm cọc, bàn giao việc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới. Bộ GTVT cũng đã có văn bản gửi các địa phương về dự kiến diện tích sử dụng đất và giao nhiệm vụ cho các ban quản lý DA làm việc với các địa phương. Các địa phương đã thành lập hội đồng giải phóng mặt bằng cho 10/11 DA.

Theo ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ GTVT, đây là dự án trọng điểm quốc gia, trong đó công tác giải phóng mặt bằng hết sức quan trọng. Nếu làm tốt thì nhà thầu, nhà đầu tư sẽ sớm triển khai thi công. Bộ GTVT sẽ cấp cho địa phương những cột mốc chính xác nhất để tránh làm đi làm lại hay nảy sinh khiếu nại. Ngân sách dự kiến hơn 14.000 tỉ đồng để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư… Phấn đấu cuối năm nay sẽ giải phóng mặt bằng được 50% khối lượng.

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Khánh Hòa khảo sát thực địa

Ba nhiệm vụ trọng tâm

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết đây là tuyến huyết mạch cực kỳ quan trọng. DA này nếu thực hiện tốt thì chính là cụ thể hóa khát vọng của đất nước, của toàn dân trong công cuộc đổi mới.

Phó Thủ tướng nói phải triển khai nhanh, bảo đảm tiến độ, vào năm 2020 cơ bản hoàn thành và năm 2021 phải thông xe. Muốn vậy, năm 2019 phải khởi công được một số đoạn, tuyến. Trong giai đoạn này, các bộ – ngành liên quan tập trung thực hiện tốt 3 nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện thiết kế kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp.

Theo Phó Thủ tướng, các địa phương cần tuyên truyền cho dân hiểu đây là dự án trọng điểm, rất quan trọng cho quốc gia và lợi ích nhân dân; phải huy động toàn bộ hệ thống chính trị của địa phương vào cuộc; giải quyết các kiến nghị, khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật; sẵn sàng các phương án bảo đảm cung cấp vật liệu xây dựng cho quá trình thi công…

Ông Huỳnh Thanh Điền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, cho biết vấn đề khó nhất là xây dựng khu tái định cư để sớm bàn giao mặt bằng. Để đẩy nhanh tiến độ thì cần có cơ chế đặc biệt như: Chỉ định thầu, rút ngắn thủ tục khai thác các mỏ đất, có chính sách riêng phục vụ dự án… Ông Nguyễn Văn Dần, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa, đề xuất thành lập những tổ công tác đặc biệt để giải thích cho các hộ dân, họp giải quyết khó khăn cũng như có các chính sách như thưởng, bảo vệ nhà thầu thi công… thì mới hoàn thành kịp tiến độ.

Lãnh đạo nhiều tỉnh, thành khác thì đề nghị Bộ GTVT cắm mốc trước ngày 31-3 và sớm bố trí kinh phí để xây dựng khu tái định cư…

Nhiều cơ hội giảm chi phí logistics

Sáng nay (16-4), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về logistics, các giải pháp giảm chi phí, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông

Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng vấn đề nổi cộm nhất là chi phí logisticscủa Việt Nam còn ở mức cao – tương đương 20,9 % so với GDP, trong đó chi phí vận tải chiếm khoảng 59%. Do vậy, việc cắt giảm chi phí logistics nói chung và chi phí vận tải nói riêng là một nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế.

Theo báo cáo của Vụ Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), năm 2017, vận tải đường bộ có giá thành cao nhưng chiếm tới 77,2% thị phần vận tải, trong khi các phương thức vận tải khối lượng lớn, giá thành thấp như đường thủy nội địa, đường biển chỉ chiếm tương ứng hơn 17% và 5,22%. Cá biệt vận tải đường sắt chỉ chiếm 0,42%, đường hàng không chỉ chiếm 0,02%.

Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, cho biết chi phí vận chuyển container loại 40 feet bằng đường bộ từ Hà Nội vào TP HCM (không tính chi phí xếp dỡ 2 đầu) vào khoảng 40 triệu đồng, cao gấp 9,7 lần so với vận chuyển bằng đường biển và cao hơn 2,5 lần so với đường sắt.

Thứ trưởng GTVT Nguyễn Văn Công cũng nêu rõ việc kết nối giữa các phương thức vận tải biển còn tồn tại một số hạn chế dẫn đến chi phí vận tải cao như tình trạng tắc nghẽn phương tiện và hàng hóa trên các tuyến đường bộ đến cảng Cát Lái (quận 2), khu vực cụm ICD Trường Thọ (quận Thủ Đức, TP HCM).

Vận tải đường bộ dù có giá thành rất cao nhưng vẫn đang chiếm tới 77,2% thị phần vận tải

Ngoài ra, “trên nhiều tuyến vận tải ở ĐBSCL, chi phí xếp dỡ chiếm tới 35%-40% tổng chi phí cho vận tải trọn gói. Thời gian vận tải bằng đường thủy nội địa cao hơn 5 lần và tính ổn định thấp hơn so đường bộ do phụ thuộc vào luồng lạch theo mùa nên không hấp dẫn” – Bộ GTVT cho hay.

Bộ GTVT đưa ra giải pháp tái cơ cấu thị trường vận tải nội địa theo hướng giảm thị phần vận tải bằng đường bộ, tăng thị phần vận tải bằng đường sắt và đường thủy nội địa, đặc biệt là trên các hành lang vận tải chính; thị phần vận tải hàng hóa liên tỉnh đường bộ đến năm 2020 khoảng 54,4%; đường sắt 4,3%; đường thủy nội địa 32,4%.

Dự kiến tại hội nghị, Bộ GTVT sẽ kiến nghị với Thủ tướng 6 giải pháp chính nhằm giảm chi phí logistics. Một là, cần có các giải pháp đồng bộ đầu tư hệ thống giao thông phù hợp chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Hai là, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống cảng cạn (ICD) của Việt Nam, Bộ GTVT đang xây dựng hệ thống chi tiết để ngay trong tháng 4-2018 sẽ trình lên Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt. Ba là, trong việc phát triển đồng bộ hệ thống giao thông cần ưu tiên cho hệ thống đường thủy nội địa, đặc biệt ở khu vực ĐBSCL.

Bốn là, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ quan tâm đầu tư một số cảng nước sâu, đầu tư hạ tầng khu Cái Mép – Thị Vải, nâng cấp các tuyến luồng để đón tàu siêu lớn nhằm khai thác tối đa hệ thống hạ tầng hiện có. Bởi hiện nay tàu không thể vào Cái Mép – Thị Vải 24/24 giờ mà phải chờ thủy triều. Nếu tàu ra vào được 24/24 giờ thì các hãng tàu lớn sẽ mở các luồng tàu ra vào nhiều hơn, để hàng hóa đến châu Âu, Mỹ nhanh hơn mà không cần trung chuyển sang Singapore.

Năm là, Bộ GTVT sẽ cùng các bộ, ngành tiếp tục triển khai chủ trương kiểm soát chặt chẽ tải trọng phương tiện để bảo đảm bình đẳng giữa các phương thức vận tải. Sáu là, tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính và các thủ tục kiểm tra chuyên ngành đang là rào cản khá lớn. Bộ GTVT kiến nghị đẩy nhanh hơn, đặc biệt là các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, bỏ hẳn hoặc đơn giản hóa, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

B

“Mâu thuẫn gay gắt” trong kinh doanh vận tải do chậm ban hành Nghị định 86

Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị sớm ban hành nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.

Trong văn bản do ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch hiệp hội, ký gửi các cơ quan chức năng, đơn vị này cho biết mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT nghiên cứu soạn thảo trình Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 86 để phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhưng đã gần 3 năm trôi qua, nghị định này vẫn chưa được ban hành.

Trong khi đó, dự thảo nghị định đã được Bộ Tư pháp nhiều lần thẩm định. Hiệp hội Vận tải ôtô cũng nêu thực tế việc quản lý đối với Grab Taxi đã qua giai đoạn thí điểm hơn 3 năm (quá thời hạn cho phép hơn 1 năm) và ngày càng bộc lộ những vấn đề cần giải quyết cấp bách. Cụ thể, không công bằng trong cạnh tranh và nghĩa vụ thuế với nhà nước, không ai quản lý các điều kiện an toàn giao thông.

Việc quản lý taxi công nghệ thời gian qua là “bài toán” khó đối với các bộ, ngành liên quan

Trong văn bản kiến nghị gửi Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, Hiệp hội Vận tải ôtô cũng không “hài lòng” với việc Grab mở rộng phạm vi thí điểm từ 5 tỉnh, TP lên 15 tỉnh, TP. Đơn vị này cho rằng việc làm của Grab là phớt lờ các quy định của Bộ GTVT tại Quyết định 24/QĐ-BGTVT.

“Việc này đã gây nên mâu thuẫn gay gắt với các đơn vị kinh doanh taxi (kể cả các đơn vị taxi truyền thống và các đơn vị taxi đã áp dụng công nghệ)”- văn bản kiến nghị nêu rõ.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch hiệp hội, cũng chỉ ra vấn đề xe kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng với điều kiện kinh doanh quá đơn giản đang phát triển rầm rộ. Theo ông, các xe này thực chất hoạt động theo hình thức hẹn khách qua điện thoại, chạy xuyên vào trung tâm các đô thị đón khách tại các “bến cóc”, cạnh tranh không công bằng, đang tạo ra mâu thuẫn rất gay gắt với xe kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định và gây mất trật tự, an toàn và ùn tắc giao thông.

Từ những thực tế nêu trên, Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT, các bộ ngành liên quan sớm hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành nghị định thay thế Nghị định 86 để lực lượng kinh doanh vận tải ôtô trong phạm vi cả nước phát triển ổn định theo hướng lành mạnh.

Liên quan đến nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, mới đây Bộ GTVT đã trình Chính phủ dự thảo lần 7 sau khi Bộ GTVT tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ kể từ lần trình trước đó.

Với bản dự thảo lần 7 này, Bộ GTVT tiếp tục khẳng định việc sẽ quản lý xe chở khách dưới 9 chỗ có ứng dụng phần mềm như đối với taxi.

Trong tờ trình gửi Chính phủ, Bộ GTVT cho biết sau quá trình thí điểm cho thấy, phương thức hoạt động của các xe sử dụng hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ là tương đối giống với xe taxi (có nhiều nét tương đồng về phạm vi hoạt động chủ yếu trong đô thị, đối tượng khách hàng, phương thức gọi xe…).

Mặc dù, việc quy định là xe taxi còn những hạn chế nhất định, nhưng đáp ứng được việc không triệt tiêu ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động vận tải theo chủ trương của Chính phủ; đồng thời tạo điều kiện cho quản lý và không ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của người dân.

Bộ GTVT nhấn mạnh việc lựa chọn phương án trên nhằm hướng đến việc “công bằng, bình đẳng hơn về điều kiện kinh doanh vận tải và giải quyết được vấn đề kiến nghị lâu nay các hiệp hội taxi đã đề xuất”.